Thiền sư Giác Ngộ
THÍCH THÔNG HỘI
Thiền sư Giác Ngộ
THÍCH THÔNG HỘI
Thuở còn nhỏ, Thiền sư Thích Thông Hội bắt đầu trăn trở về cuộc đời. Thiền sư nhận ra hạnh phúc thế gian mong manh và thấy thêm rằng dù đang sum hợp cũng không vui trọn vẹn vì lo sợ ngày chia ly sắp đến.
Lớn lên, trước cảnh đất nước chiến tranh, người người ly tán, chết chóc đau thương, Thiền sư nhận ra thêm thân phận con người sống nay chết mai không có gì bền vững. Từ đó hình thành nhiều nỗi trăn trở: Làm sao thoát khỏi cảnh khổ của kiếp người? Làm sao thoát ra khỏi vòng sanh tử? Thiền sư bắt đầu nghiên cứu kinh, luận, những tài liệu Thiền. Chân trời Giác ngộ, giải thoát, tự do tự tại mở ra. Nhưng trong lòng cứ băn khoăn nhiều câu hỏi. Ta là ai? Từ đâu đến? Chết rồi đi về đâu? Làm sao để Giác ngộ, giải thoát kiếp người mãi khổ trong sinh tử, tử sinh để tự do tự tại?
Những câu hỏi trăn trở này đã đưa Thiền sư đến giây phút Giác ngộ, giải thoát viên mãn.
Thuở còn nhỏ, trước những cảnh sum hợp, chia ly, Thiền Sư Thích Thông Hội nhận ra hạnh phúc thế gian mong manh và thấy thêm rằng dù đang sum hợp cũng không vui trọn vẹn vì lo sợ ngày chia ly sắp đến.
Lớn lên, trước cảnh đất nước chiến tranh, người người ly tán, chết chóc đau thương, Thiền Sư nhận ra thêm thân phận con người sống nay chết mai không có gì bền vững.
Từ đó hình thành nhiều nỗi trăn trở: Làm sao thoát khỏi cảnh khổ của kiếp người? Làm sao thoát ra khỏi vòng sanh tử?
Thiền Sư bắt đầu nghiên cứu kinh, luận, những tài liệu Thiền. Chân trời Giác ngộ, giải thoát, tự do tự tại mở ra. Nhưng trong lòng cứ băn khoăn nhiều câu hỏi. Ta là ai? Từ đâu đến? Chết rồi đi về đâu? Làm sao để Giác ngộ, giải thoát kiếp người mãi khổ trong sinh tử, tử sinh để tự do tự tại?
Cuộc chiến ngày càng lớn, những người trẻ tương lai mịt mờ không lối thoát, … những suy tư về kiếp người càng dằn vặt, sâu lắng, đẩy nỗi trăn trở, thao thức lớn dần chiếm trọn tâm tư.
“Mòn mỏi dần trong chiều sâu tư tưởng.
Cố ngoi lên nhưng bị dìm xuống sâu hơn.
Ta giãy giụa trong cơn đau uất nghẹn.
Và thét lên bằng những tiếng căm hờn…”
Năm 23 tuổi, đang là sinh viên của Đại học Văn Khoa, Sài Gòn, nhưng không còn thiết tha cuộc sống hiện tại; học hành, người thân, bạn bè, cả đến ăn uống, ngủ nghỉ cũng chẳng màng, đến nỗi thân hình xanh xao, gầy ốm, gia đình không biết tại sao.
Thầy quyết rời bỏ tất cả, xuất gia với Hòa Thượng Thích Thanh Từ ở Thiền viện Chơn Không, Vũng Tàu. Nói là bỏ chứ đâu còn gì để bỏ, Thiền Sư đã không tha thiết cuộc sống thế gian từ khi dậy lên niềm trăn trở, khi “việc lớn” chưa xong, sống như chết, có gì vui mà ở lại.
Từ khi xuất gia và ở luôn trên núi, hằng ngày, được nghe giảng Kinh Luận, càng tin mình có khả năng Giác ngộ, siêng năng tu học nhưng nội tâm vẫn không thông, những câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời.
Đến năm 1975, đất nước thay đổi lớn, người dân nhốn nháo chạy loạn. Đôi khi, cảnh gia đình lao đao trong cảnh chiến tranh loạn lạc hiện lên nhưng Thiền Sư nghĩ, mình chưa xong việc lớn, có giúp gì cho ai. Trong lòng, nỗi trăn trở càng thêm nung nấu.
Tiếp đến, là những tháng ngày dấn thân, trải nghiệm thực tế cuộc sống, vào rừng đốn cây, cắt lá “buông” làm nhà, cắt cỏ tranh lợp mái, xây dựng Thường Chiếu. Mỗi ngày, cuốc đất từ 8 đến 10 tiếng trên mảnh đất cỏ tranh rộng 50 Hecta, trồng đậu phộng, làm rẫy, trồng rau, bầu bí, … Những tháng ngày “Trên đầu nắng lửa, chân lầy lội” và những cảnh người dân đói nheo nhóc, lầm than, trong Thiền sư, nỗi trăn trở càng thêm nung nấu.
Vài năm sau, Thiền Sư Thích Thông Hội về miền Nam, khi thì ở Am Không Tĩnh, Đồng Tháp với Thầy Phước Tịnh; lúc thì ở với Thầy Giác Thanh, tại Ẩn Không Am thuộc Mỹ Luông, Long Xuyên.
Tại đây, vào ngày rằm tháng 5 năm 1979, sáng hôm ấy, Thầy Giác Thanh đi chợ, Thiền Sư Thông Hội ở nhà, đi tới đi lui dưới 2 hàng cau xanh, nỗi trăn trở về sinh tử và Chốn Về Giác Ngộ vẫn cuồn cuộn trong tâm.
Bỗng nhiên, dường như không còn thân, không còn cảnh, chỉ còn cơn chấn động của câu hỏi từ lâu đè nặng tâm tư chợt bùng vỡ, mở ra một không gian thênh thang, rỗng rang, trong suốt không ngằn mé và niềm vui khó tả. Trời đất, cỏ cây, hoa lá, mọi vật dường như đổi mới, tươi tắn hơn và tất cả đều tươi đẹp và dễ thương vô cùng… Tâm thể thênh thang, rỗng rang, thanh tịnh, rõ ràng thường biết, không một niệm khởi này kéo dài đến 6,7 ngày.
Sau đó, Thiền sư về Tinh Xá Hương Vân, Đà lạt, ngày ngày làm vườn, đêm đêm tọa thiền, tùy duyên tiếp tục thẩm thấu lần Ngộ trước. Cho đến một ngày, những gì còn sót lại, liền thấu triệt và tan biến đến tận nguồn, như bông tuyết vừa có liền tan dưới ánh sáng mặt trời. Từ nay, Tâm thể hoàn toàn rỗng rang, thanh tịnh và vô nhiễm. Tuệ Giác, tình thương và đại nguyện độ sanh liền có mặt.
Năm 1993, Thiền sư về Mỹ Tho, ở một Thiền thất, trong một vườn trái cây, vẫn lấy tên Tinh Xá Hương Vân. Nơi đây, ngoài việc đi dạy các trường Cơ bản Phật học, những mong định lại mục tiêu Giác ngộ giải thoát, cho các Tăng Ni sinh trẻ. Thiền sư mở đạo tràng, tùy lúc, tùy nơi, khai thị, điểm hóa giúp chúng sanh nhận ra và thể nhập Tâm Giác Ngộ, giải thoát khổ tử sanh.
Vào năm 2001, nhân cơ hội được Hòa Thượng Làng Mai mời đi Mỹ, Thầy đi thăm Thầy Giác Thanh, ở chơi với Thầy đến tháng 10 năm đó Thầy Giác Thanh mất. Thầy về lại Việt Nam và cứ đi đi về về như vậy, đến năm 2003 Thầy lại đi Mỹ và tạm dừng ở Hawaii.
Năm 2003, Thiền sư được thỉnh mời khai mở Tuệ Giác cho quý Phật tử tại Thiền viện Chơn Không, Hawaii
Năm 2004, do một nhân duyên, gặp Thiền Sư Thích Diệu Thiện, Viện chủ Thiền Viện Phổ Môn, tại Hawaii, vừa gặp, cả hai đều nhận ra cùng có chỗ về Giác ngộ và cùng đại nguyện độ sanh, nên Thiền Sư Diệu Thiện mời về Thiền Viện Phổ Môn ở Houston, để cùng độ chúng.
Đến năm 2005, Thiền sư Thích Thông Hội về Phổ Môn cùng Thiền Sư Thích Diệu Thiện sáng, trưa, chiều, tối liên tục khai mở, điểm hóa, giúp Thiền sinh hiểu, tin, nhận ra và thể nhập Tâm Giác ngộ vốn sẵn nơi chính mình.
Năm 2011, hai Thiền Sư hướng dẫn nhiều khóa tu ở các nơi thuộc thành phố Dallas/Fort Worth, nhiều Thiền sinh phát tâm cầu Giác ngộ giải thoát khổ tử sanh, nên tha thiết mong tạo lập Thiền viện ở Dallas.
Nhận thấy nhân duyên chín mùi, cuối năm 2013, cùng Thiền Sư Thích Diệu Thiện tạo lập Thiền Viện Suối Từ tại Dallas, tiếp tục giúp mọi người dựng dậy nỗi thao thức thể nhập Tâm Giác ngộ để giải thoát cái Tôi lầm mê sanh tử.
Gần trọn cuộc đời, chỉ thiết tha với tâm nguyện độ sanh, từ khi qua Mỹ, Thiền Sư Thích Thông Hội đã cùng Thiền Sư Thích Diệu Thiện và Thiền chúng Phổ Môn-Suối Từ, đi nhiều tiểu bang như California, North Carolina, Minnesota, Arizona, Florida … và các nước, Úc, Canada, Ấn độ, Việt Nam…
Con đường độ sanh ngày càng mở rộng, Thiền sư nguyện, giúp mọi người, hiểu, tin, nhận ra và thể nhập Tâm Giác Ngộ để thoát khỏi vòng tử sinh.
Tuyển tập thơ Thông Hội
Phiên bản 1: phát hành 2003
Nhà xuất bản: Lá Bối, Hoa Kì
Phiên bản 2: phát hành 11/2011
Nhà xuất bản: Phương Đông
Lộc Uyển 11/2002
“Có khi nào ta đọc một tập thơ như đọc một thiên hồi ký? Đúng rồi, thiên hồi ký của một cuộc đi tìm. Anh đi tìm ai? Anh đi tìm chính anh. Và trên bước đường đi tìm, anh phải để rụng tất cả cho đến khi anh không còn gì nữa. Lúc ấy anh mới có cơ hội tiếp xúc với một giọt nắng long lanh. Nghĩa là anh phải đánh mất tất cả để rồi anh thấy anh là người giàu sang tột bực. Đọc Giọt Nắng Long Lanh, bạn hãy tập làm như Người Thơ. Hãy đừng ngần ngại buông bỏ. Càng buông thì càng nhẹ. Càng nhẹ thì càng bay cao. Càng bay cao thì ánh sáng càng nhiều. Càng bay cao thì không gian càng bát ngát. Giọt nắng đang chờ anh. Giọt nắng lóng lánh đang chờ em. Thơ là lời nói trung thực. Thơ không nói dối. Thơ có sứ mạng đưa ta trở về. Trở về để đừng bao giờ phụ bạc những người ta đã nguyện thương yêu.” ….
“VÀ TỪ ĐÓ CHỐN VỀ THÔI THÚC MÃI
SỚM VỀ NƠI KHÔNG SANH TỬ ĐỜI ĐỜI.”
THỂ TÁNH GIÁC NGỘ | TUỆ GIÁC | TÌNH THƯƠNG | DIỆU DỤNG | ĐẠI NGUYỆN ĐỘ SANH
15202 Dora Lane
Sugar Land, Texas 77498
(281)-565-9718
thienvienphomon@gmail.com
3903 W Pipeline Rd
Euless, Texas 77498
(972) 861-9728
thienviensuoitu@gmail.com
VÀO THƠ
Có chuyến đi nào mà lòng quê không vương vấn? Ngựa Kiền Trắc đã vượt khỏi hoàng cung, bốn vó bây giờ đang gõ nhịp dưới trăng khuya trên dặm đường cát trắng, Người đã buông bỏ tất cả để ra đi, nhưng sao trái tim Người vẫn còn như chìm lặng? Có phải ta ra đi là để buông bỏ tất cả hay chính là vì các ngươi mà ta đã ra đi?
Ta ra đi để tìm kiếm gì? Cái ta tìm kiếm đang ở đâu, tận phương trời nào? Nếu cái ta tìm kiếm đang nằm ngay trong lòng ta, thì tại sao ta phải ra đi?
Ta ra đi để tim kiếm một vị đạo sư, một kẻ dẫn đường để đưa ta trở về thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm có liên hệ gì tới ngoại cảnh? Tại sao một giọt nắng long lanh trên đầu ngọn cỏ lại có thể đưa ta về với chính ta? Giọt nắng long lanh ơi, ngươi là ai, tại sao bây giờ mới chịu hiện nguyên hình?
Giọt nắng ơi, ngươi chỉ là một giọt nắng, nhưng ngươi không mong manh, ngươi không là một bào ảnh. Ngươi chứa trong ngươi tất cả những nhiệm mầu của vũ trụ, ngươi là hình ảnh pháp thân bất diệt mà ta đã đi tìm.
Ngươi đã từng có mặt sáng hôm ấy ở vườn Lâm Tỳ Ni, ngươi cũng đã từng có mặt nhiều lần trong vườn Ngự Uyển ở Ca Tỳ La Vệ. Vậy mà tại sao tới hôm nay ta mới nhận ra được ngươi?
Có khi nào ta đọc một tập thơ như đọc một thiên hồi ký? Ðúng rồi, thiên hồi ký của một cuộc đi tìm. Anh đi tìm ai? Anh đi tìm chính anh. Và trên bước đường đi tìm, anh phải để rụng tất cả cho đến khi anh không còn gì nữa. Lúc ấy anh mới có cơ hội tiếp xúc với một giọt nắng long lanh. Nghĩa là anh phải đánh mất tất cả để rồi anh thấy anh là người giàu sang tột bực.
Ðọc Giọt nắng long lanh, bạn hãy tập làm như Người Thơ. Hãy đừng ngần ngại buông bỏ. Càng buông thì càng nhẹ. Càng nhẹ thì càng bay cao. Càng bay cao thì ánh sáng càng nhiều. Càng bay cao thì không gian càng bát ngát.
Giọt nắng đang chờ anh. Giọt nắng lóng lánh đang chờ em. Thơ là lời nói trung thực. Thơ không nói dối. Thơ có sứ mạng đưa ta trở về. Trở về để đừng bao giờ phụ bạc những người ta đã nguyện thương yêu.
Tu Viên Lộc Uyển – 11 tháng 9, 2002 Nhất Hạnh